Cách chăm sóc gà chọi con đúng cách, nhanh lớn
Cách chăm sóc gà chọi con mới nở không dễ những cũng không khó nếu bạn chú tâm một chút. Dưới đây là cách chăm sóc gà chọi con mới nở đúng cách nhất.
Cách chăm sóc gà chọi con là điều mà bất cứ người nuôi gà chọi nào đều cần phải lưu tâm trong cách nuôi gà chọi nhanh lớn. Nếu chú ý và cẩn thận một chút thì bạn sẽ thấy rằng cách chăm gà chọi con không quá khó đâu. Dưới đây là cách chăm sóc gà chọi con cho những người sành chơi.
1. Cách chọn gà chọi con
Trước tiên, chúng ta cần biết cách chọn gà chọi con để nuôi. Những con gà được chọn cần là những con gà khỏe mạnh, không có dị tất, phản ứng nhanh nhạy, chú ý phần mỏ và chân gà phải thật chắc, màng da căng bóng.
Điều cần chú ý nhất là phải chọn một chú gà chọi trống ngay từ bé bởi chỉ có gà chọi trống mới có thể chiến được. Tuy nhiên, việc chọn gà chọi trống ngay từ nhỏ không hề đơn giản bởi gà con bình thường khi vừa mới nỏ trông đều khá giống nhau. Khi đó, bạn có thể sử dụng một số cách sau để phân biệt gà trống và gà mái:
Cách 1: Đối với gà mới nở, bạn có thể lật hậu môn gà con lên xem. Nếu trong hậu môn có nốt nổi lên to như hạt gạo thì đó là gà trống còn nếu hậu môn không có nốt hoặc bị lõm xuống thì đó là gà chọi mái.
Cách 2: Nhiều sách cũ dạy cách phân biệt gà trống mái như sau: Nắm cổ gà con lên. Nếu gà con xuôi chân thì đó là gà trống còn nếu gà co chân lên gạt gạt thì đó gà mái. Đây là phản ứng theo giới tính ở gà.
Nếu gà xuôi chân như trên thì là gà trống
Gà co chân lên gạt gạt là gà mái
Cách 3: Còn một cách nữa để phân biệt gà chọi con là trống hay mái đó là kiểm tra lông cánh khi gà mới được vài ngày tuổi.
Nếu chú gà có lông mọc đều thì đó là gà trống, ngược lại, nếu lông dài ngắn mọc xen kẽ nhau thì đó là gà mái. Bạn cũng có thể xòe cánh gà ra, nếu gà có hai lớp lông trên cánh thì đó là gà trống, còn nếu chỉ có một lớp lông thì đó là gà mái.
Cách 4: Đặt gà nằm ngửa trong lòng bàn tay, nếu gà quẫy đạp rồi ngừng sau một lúc thì đó là gà mái, nếu gà quẫy đạp liên tục thì đó là gà trống.
Đặt gà nằm ngửa trong lòng bàn tay
Cách 5: Treo ngược gà con bằng tay. Nếu gà quẫy mình và cố giữ thăng bằng thì đó là gà mái còn nếu gà năm im thì đó là gà trống.
Treo ngược gà con bằng tay
Ngoài các cách trên thì với một số người nuôi gà chọi có kinh nghiệm, họ chỉ cần quan sát lưng, xem chân gà, xem đầu, mồng... là có thể biết được đó là gà trống hay mái.
2. Nước uống cho gà
Nước uống là nhu cầu thiết yếu của gà chọi con. Bạn cần dùng máng uống gallon để cung cấp đủ nước uống cho gà và cần thay nước uống (4 lần/ngày) và vệ sinh máng đựng nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Để tăng thêm sức đề kháng cho gà, hãy pha thêm vào nước uống của gà 5g đường glucoza và 1 g vitamin C cho mỗi một lít nước uống.
Máng uống của gà cần được kê lên kệ cao hơn chuồng 4-5cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước.
3. Thức ăn cho gà chọi con
Gà chọi thường được nuôi dưỡng bằng các loại thức ăn tự nhiên như thóc, gạo, ngũ cốc, dễ, động vật thủy sinh, cây cỏ, giun, côn trùng...
Gà con khi mới nở được khoảng 2 giờ, người ta thường cho gà ăn cám công nghiệp vì cám đã có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để gà phát triển.
Sau 1.5 tháng tuổi, bạn có thể cho gà chọi con ăn thêm thóc
Sau khoảng 1,5 tháng tuổi, bạn có thể cho gà ăn thêm thóc, gạo, cơm, thịt, rau, giá, ếch, nhái, lươn, giun và giảm dần lượng cám công nghiệp. Cho tới khi gà đã tách mẹ, bạn có thể cho gà ăn hoàn toàn bằng lúa. Giờ cho ăn vào khoảng 9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.
Khi gà lớn trên 6 tháng, bạn cho gà ăn thêm rau, giá, xà lách, cà chua. Ngoài ra, mỗi tuần hãy cho gà ăn khoảng 1-2 bữa thịt bò hoặc lươn, ếch, nhái.
Để tránh việc thức ăn bị rơi vãi, lãng phí, bạn chỉ nên đổ từng lượng nhỏ thức ăn vào máng và chờ cho tới khi gà ăn hết mới đổ tiếp vào.
4. Cách chăm sóc gà chọi con
Nhiệt độ úm gà con
Nếu nhiệt độ vừa phải, gà con sẽ phân bố đều khắp chuồng và vận động, ăn ngủ bình thường, phát triển tốt. Nếu bạn thấy gà tập trung gần bóng đèn, và kêu nhiều, ăn uống ít thì có nghĩa là gà bị lạnh, hãy thay bóng đèn công suất lớn hơn hoặc bổ sung thêm bóng đèn khác. Nếu gà tản mác ra xa đèn sưởi, biểu hiện nháo nhác, há mỏ ra thở, ăn ít, uống nhiều thì có thể là do nhiệt độ trong chuồng quá cao, bạn cần phải giảm nhiệt độ. Nếu gà tụm lại một phía thì là do bị gió lùa quá mạnh, hãy che chắn lại chuồng cẩn thận.
Chú ý nhiệt độ úm gà
Thời gian chiếu sáng
Trong tuần đầu tiên, bạn cần úm gà liên tục trong 24 giờ/ngày. Và từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi, bạn giảm dần giờ chiếu sáng xuống còn 23 giờ, 22 giờ... và duy trì ở khoảng 12 giờ/ngày trong suốt thời kỳ sinh trưởng của gà.
Độ ẩm chuồng úm
Bạn nên duy trì độ ẩm trong chuồng ở mức 60-75% nhằm đảm bảo rằng hơi nước trong phân dễ thoát ra, như vậy phân sẽ khô, tránh ẩm mốc chuồng gà.
Chú ý mật độ chuồng úm
Trong tuần đầu, bạn có thể úm gà với mật độ khoảng 50 con/m2. Sang tuần thứ 2, bạn có thể mở rộng vùng quây lên để mật độ khoảng 20-25 con/m2 để gà có không gian thoải mái và dễ dàng di chuyển đến khu vực máng ăn, máng uống.
Bên cạnh đó, khi gà được khoảng 10 đến 21 ngày tuổi, bạn nên cắt 1/2 mỏ trên của gà và hơ nóng mỏ dưới của gà để hạn chế sự phát triển và đảm bảo rằng gà không cắn mổ nhau hay dùng mỏ bới thức ăn làm rơi vãi.
Phòng bệnh cho gà chọi con
Như đã đề cập ở trên, trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng, bạn cần tiêu trùng, tiêu độc chuồng úm bằng cách sử dụng thuốc hoặc vôi bột.
Trong 3 ngày đầu tiên, bạn cho gà chọi con uống kháng sinh phòng các bệnh CRD, E.coli, viêm rốn hay thương hàn. Bạn có thể dùng xi lanh để cho gà uống thuốc hoặc hòa thuốc vào nước uống của gà. Ngoài ra, hãy bổ sung vitamin A, D, E vào nước uống của gà, giúp gà đề kháng tốt hơn.
Gà con khi sinh ra nếu bị hở rốn thì bạn hãy sát trùng cho gà bằng cồn iot 0,5% hoặc thuốc xanh methylen 1% bôi lên.
Trên đây là chi tiết cách chăm sóc gà chọi con cho những người sành gà chọi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về cách nuôi gà chọi, cách xem chân gà chọi, cách chăm sóc gà chọi trước khi đá... được đăng tải trên Petcare24h nhé !
Không có nhận xét nào